Ansi lumen là gì? Ansi lumens và Lumen có gì khác biệt? 1 Ansi lumen bằng bao nhiêu lumen?
Techcent.vn
Thứ Năm,
17/08/2023
Nội dung bài viết
Ansi lumen là gì? Ansi lumens và Lumen có gì khác biệt? 1 Ansi lumen bằng bao nhiêu lumen? Đây là 3 câu hỏi được nhiều người dùng đặt ra trong quá trình chọn mua máy chiếu. Không ít người dùng đã nhầm lẫn về 2 thuật ngữ trên dẫn đến việc chọn mua máy chiếu không đúng chất lượng hay không đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Để giúp người dùng hiểu rõ cũng như có được nguồn thông tin chính xác, trong bài viết hôm nay VNPC sẽ giải đáp cho các bạn đọc những câu hỏi trên, cùng theo dõi nhé!
Lumen là gì?
Lumen (ký hiệu lm) là đơn vị dẫn xuất SI của Quang thông, hiểu một cách đơn giản nó là đơn vị đo lượng ánh sáng phát ra từ một nguồn sáng. Lumen được tạo ra bằng cách đo quang thông, đo sóng điện từ mà con người có thể cảm nhận được. Một bóng đèn hay một thiết bị chiếu sáng bất kỳ có lumen càng cao thì nó càng sáng.
Ansi lumen là gì?
Ansi lumen viết tắt từ American National Standard Institute, được định nghĩa và phát triển bởi Hiệp hội tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ (ANSI), được quốc tế sử dụng rộng rãi. Ansi lumen là một đơn vị đo cường độ ánh sáng, được áp dụng riêng khi nhắc đến độ sáng của máy chiếu. Trong lịch sử, tiêu chuẩn ANSI của lumen đã được phát minh vào năm 1992.
Ansi lumen là thước đo tiêu chuẩn được mọi nhà sản xuất máy chiếu trên thế giới ưa chuộng vì nó cung cấp kết quả chính xác hơn đơn vị lumen. Vì thế bạn có thể dễ dàng nhận thấy hầu hết thông số độ sáng máy chiếu điều đi kèm với đơn vị ANSI lumen chứ không phải là lumen.
Ansi lumens và Lumen có gì khác biệt?
Ansi lumen và Lumen điều có điểm chung là đơn vị đo lượng ánh sáng phát ra từ một nguồn sáng. Tuy nhiên với máy chiếu Ansi lumen mới là tiêu chuẩn đo lường chính xác. ANSI là kết quả của một số biến như độ tương phản, độ sáng, đo các trường màu trắng tại nhiều điểm nhất định nằm trên màn hình và tính trung bình các phép đo trên sau đó được nhân với số đo của tổng diện tích màn hình.
- Ansi lumen: Hiển thị độ sáng của hình ảnh được chiếu lên màn hình. Tính trung bình độ sáng đo được từ 9 vùng riêng biệt của màn hình chiếu.
- Lumen: Hiển thị độ sáng phát ra trực tiếp từ nguồn sáng. Trực tiếp đo độ sáng của nguồn sáng.
Ngoài ra, Ansi lumen cũng được xem là một lumen hữu ích. Lumen hữu ích là lượng ánh sáng phát ra từ một nguồn sáng theo góc 90 độ. Lumen hữu ích thấp hơn tổng lượng quang thông của một nguồn sáng phát ra.
1 Ansi lumen bằng bao nhiêu lumen?
Thực tế không có một thước đo chính xác nào để tính toán 1 Ansi lumen bằng bao nhiêu lumen? Vì nó còn phụ thuộc vào công nghệ chip xử lý và loại nguồn sáng. Tuy nhiên, với kinh nghiệm cùng các kết quả so sánh thực tế từ nhiều chuyên gia máy chiếu cho thấy 1 Ansi lumens = 3 lumen. Điều này đồng nghĩa 1 máy chiếu 3000 lumen thực tế chỉ là 1000 Ansi lumens.
Theo cách tính từ nhà sản xuất máy chiếu BenQ thì như sau:
1000 lumen chuyển đổi thành 60 ANSI lumens (Giá trị lumen nguồn sáng x 0.04 đến 0.06, tỷ lệ chuyển đổi chính xác phụ thuộc vào chất lượng của tấm nền LCD của máy chiếu theo từng nhà sản xuất).
Mua máy chiếu thì nên dựa vào Ansi lumen hay lumen?
Theo các thông tin mà VNPC cung cấp ở trên thì tất nhiên là khi chọn mua máy chiếu bạn chỉ nên dựa vào thông số độ sáng là Ansi lumen. Vì nó phản ánh đúng và thực tế chất lượng độ sáng của máy chiếu.
Hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp các sản phẩm máy chiếu LED từ Trung Quốc, đa phần là các sản phẩm máy chiếu LED đơn được gắn mác là Mini LED hay Máy chiếu Android sử dụng đơn vị Lumen để tiếp thị thay vì Ansi lumen. Với mục đích nhằm đẩy thông số cường độ sáng lên cao, gây nhầm lẫn với người dùng mới. Việc này làm cho người dùng dễ dàng lầm tưởng độ sáng của máy chiếu LED này cao, nhưng thực tế lại chỉ bằng 1 phần 3 hoặc thấp hơn rất nhiều so với các dòng máy chiếu chính hãng.
Một lưu ý quan trọng nữa mà người dùng cần quan tâm khi chọn mua máy chiếu đó là chất lượng hình ảnh chiếu được quyết định bởi nhiều yếu tố chứ không phải mỗi cường độ sáng. Ví dụ một sản phẩm máy chiếu gia đình thường không sở hữu độ sáng quá cao, tầm 2000 đến 3000 Ansi lumens nhưng sở hữu độ tương phản, công nghệ xử lý màu sắc, độ phân giải thực. Cái chính là chất lượng thực tế của nó đáp ứng tốt được cho nội dung trình chiếu, không gian trình chiếu mà bạn sử dụng.
Cường độ sáng phù hợp cho từng nhu cầu sử dụng